Hoạt động trong hai cuộc kháng chiến Hồ Đắc Điềm

Trong những ngày đầu của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, ngôi nhà của gia đình ông tại số 8 Lê Thái Tổ là nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh làm việc, tiếp khách.

Khi theo cách mạng, ông hiến toàn bộ đồn điền ấp Vinh Quang ở tỉnh Kiến An cho cách mạng và số thóc trong kho để nuôi dân quần, du kích, chỉ yêu cầu giữ lại khoảng 500 thúng, để khi gặp khó khăn trong kháng chiến sẽ phải dùng đến.

Khi toàn quốc kháng chiến gia đình ông tham gia kháng chiến tại Thanh Hóa. Năm 1947 ông làm Chủ tịch Hội đồng Tư luật Liên khu IV.

Năm 1951 ông giữ chức Chánh án Tòa án nhân dân Liên khu 4 ở Thanh Hóa, Ủy viên Ban chấp hành Hội Liên Việt Liên khu IV (giai đoạn 1947-1954).

Năm 1954 ông về Thủ đô, suốt 30 năm cuối đời, ông đã dành toàn bộ công sức vào công cuộc xoá mù chữ, giữ cương vị Trưởng ban chỉ đạo Xóa mù chữ, bổ túc văn hóa Thành phố, Trưởng tiểu ban bổ túc văn hóa của HĐND Thành phố. Ông làm việc đầy nhiệt huyết, hăng say. Ông còn nổi tiếng trong phong trào xóa nạn mù chữ ở Thủ đô theo lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh:"Chú là một nhà đại trí thức, chú phải sẻ chữ cho đồng bào ít chữ". [4], rồi công tác đến bình dân học vụ, bổ túc văn hoá với chức danh Uỷ viên Ủy ban hành chính Hà Nội, Phó Chủ tịch Ủy ban Hành chính thành phố Hà Nội[5], Chánh án Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội, Phó chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc thành phố Hà Nội, Ủy viên Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khoá III.[6]

Trân trọng một gia đình "đại trí thức" (chữ Hồ Chủ tịch dùng) đã hết lòng phụng sự cách mạng và nhân dân, Tết năm Quý Mão 1963, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đến thăm gia đình ông.

Vào năm 1977, có một cuộc hội ngộ thật cảm động, bốn anh em ruột Hồ Đắc Điềm, Hồ Đắc Di (Hà Nội), Hồ Đắc Ân (Thành phố Hồ Chí Minh), Hồ Thị Hạnh - tức Sư Bà Diệu Không (Huế) đã vinh dự là đại biểu dự Đại hội Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đầu tiên của đất nước thống nhất. Đúng là một cuộc trùng phùng đẹp đẽ, có ý nghĩa lịch sử

Năm 1986 ông mất tại Hà Nội, thọ 87 tuổi.